Hệ quả của rủi ro tín dụng
Mỗi lĩnh vực đều chứa đựng những rủi ro riêng và tài chính tín dụng cũng không ngoại lệ. Vậy, rủi ro tín dụng để lại những hệ quả gì, cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Đối với bản thân Ngân hàng
Khi một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu quá cao, nghĩa là rủi ro tín dụng cao thì Ngân hàng Nhà nước sẽ đưa ra quyết định đưa ngân hàng đá vào diện bị kiểm soát đặc biệt với những chính sách chặt chẽ, gây ra sự khó khăn khi vận hành cũng như kìm hãm sự phát triển.
Và khi ngân hàng gặp phải tình trạng đó sẽ gây bất an cho khách hàng hiện tại cũng như lượng khách hàng tiềm năng, sẽ làm giảm sút đáng kể khách hàng của ngân hàng, đây được xem là thiệt hại nghiêm trọng nhất với ngân hàng và không thể đo lường được tổn thất.
Ngoài ra ngân hàng sẽ phải cấp thêm nhân lực để xử lý nợ xấu và tăng chi phí lên đáng kể, mất chi phí cơ hội cho những giao dịch mới, ảnh hưởng đến việc xoay vòng tài chính, giảm khả năng sinh lời, thậm chí có thể rơi vào tình trạng xấu.
Có thể bạn quan tâm: Rút tiền thẻ tín dụng tại Hà Đông
Đối với nền kinh tế đất nước
Tài chính ngân hàng có tầm quan trọng rất lớn với nền kinh tế và với các cá nhân. Nếu thấy ngân hàng có yếu tố rủi ro hoặc gặp vấn đề phá sản, sẽ gây ra tâm lý hoang mang và dẫn đến tình trạng khách hàng có tiền gửi tiết kiệm sẽ đi rút tiền ồ ạt, gây ra khó khăn rất lớn cho phía ngân hàng.
Ngoài ra khi ngân hàng phá sản, các doanh nghiệp đang có liên hệ với ngân hàng đó sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn vốn, dẫn đến gặp khó khăn về sản xuất, kinh doanh, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế đất nước.
Nếu rủi ro tín dụng của ngân hàng rơi vào tình trạng khó có thể kiểm soát thì có sự đe dọa lớn đến nền kinh tế đất nước và cả hệ thống ngân hàng.
Biện pháp xử lý và phòng ngừa rủi ro tín dụng
Dưới đây là một số biện pháp giúp ngân hàng phòng ngừa và xử lý khi có rủi ro phát sinh:
- Thường xuyên theo dõi để có thể nắm bắt được những bất thường trong các khoản vay tín dụng để có hướng xử lý nhanh chóng, kịp thời.
- Nếu xảy ra vấn đề về nợ quá hạn, phải tận dụng mọi nguồn để có thể thu hồi nợ, đặc biệt là tài sản đảm bảo.
- Nên có bộ phận thu hồi nợ riêng biệt để có thể tập trung và chuyên sâu để xử lý tốt hơn những khoản nợ quá hạn.
- Có thể liên kết với các bên ngân hàng thương mại hoặc công ty quản lý tài sản để bán lại các khoản nợ xấu, để thu hồi vốn
- Nên lập quỹ dự phòng để khắc phục nếu có rủi ro xảy ra.
Vì rủi ro tín dụng là điều khó tránh khỏi nên cả cá nhân hay ngân hàng đều nên có những kiến thức cũng như tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa và khắc phục rủi ro tín dụng nếu xảy ra.
Có thể bạn quan tâm: Lưu ý khi dùng thẻ tín dụng doanh nghiệp